Sự nghiệp Lâm Trường Dân

Năm 1909, năm Phổ Nghi thứ 1, quay về nước khi 33 tuổi. Ông được bổ nhiệm làm trưởng khoa tại Trường lập pháp chính phủ Phúc Kiến và thư ký Hội đồng tư vấn Phúc Kiến. Không lâu sau, ông đã tham dự các cuộc họp của văn phòng cố vấn tỉnh tổ chức tại Thượng Hải và được đề bạt làm thư ký hội nghị của các đồng chí trong Quốc hội.[2][3]

Hoạt động quốc tế

Trong cuộc nổi dậy Hoàng Hoa Cương, còn được gọi là Cuộc nổi dậy Quảng Châu lần thứ 3 vào ngày 27 tháng 4 năm 1911 (niên hiệu Tuyên Thống năm thứ 3), Lâm Giác Dân, một sinh viên triết học tại Đại học Keio và là anh em họ của Lâm Trường Dân trở thành một trong 72 liệt sĩ Hoàng Hoa Cương. Do đó, ông Lâm ghét chính quyền nhà Thanh nên đã tham gia vào các hoạt động Cách mạng để trả thù, trở thành đại diện của tỉnh Phúc Kiến, tham gia cuộc họp của đại diện liên minh tỉnh trưởng tổ chức tại Nam Kinh. Sau khi Tôn Dật Tiên được bầu làm chủ tịch lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc, ông giữ chức Cố vấn của Bộ Nội vụ, tham gia soạn thảo "Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc lâm thời".[2][3][6][4]

Một bức ảnh của Lâm Trường Dân và con gái Lâm Huy Nhân ở London khi đi du lịch ở châu Âu năm 1920.

Qua đời trên chiến trường

Ảnh của Lâm Trường Dân trong Tinh hoa Dân Quốc

Năm 1922, tức năm Dân quốc thứ 11, Quốc hội Dân quốc khôi phục lần thứ 2, ông tiếp tục phục vụ như một thành viên của Hạ viện và được bầu làm thành viên của Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Năm sau, cuộc bầu cử tổng thống 1923 của Cộng hòa Trung Quốc diễn ra và để phản đối Tào Côn, ông trốn đến Thượng Hải.

Năm 1924, năm Dân quốc thứ 13, Trường Cao đẳng Chính trị và Lập pháp Phúc Kiến được tổ chức lại thành Đại học Phúc Kiến (nay là Đại học Sư phạm Phúc Kiến), Lâm Trường Dân trở thành hiệu trưởng. Ông đã viết một bức thư ngỏ "Lời khuyên cho người Nhật", chỉ trích chính sách Trung Quốc của phát xít Nhật Bản. Năm sau, ông được chính phủ cầm quyền của Đoàn Kỳ Thụy bổ nhiệm làm thành viên của Ủy ban soạn thảo Hiến pháp quốc gia.[2][3]

Tháng 11 cùng năm, Quách Tùng Linh là tướng lĩnh nhóm Phụng hệ phát động binh biến chống lại người lãnh đạo Phụng hệ là Trương Tác Lâm. Vào thời điểm đó, Lâm Trường Dân được Quách Tùng Linh bổ nhiệm làm thư ký, ông chấp nhận giao hẹn, đi theo Quách. Sau đó Quách Tùng Linh bị quân của Trương Tác Lâm phản công rồi bại trận.

Ngày 24 tháng 12 năm 1924, Lâm Trường Dân bị trúng đạn lạc và bị giết trong cuộc hỗn chiến tại đồn Tiểu Tô Gia (小蘇家屯), Tân Dân, tỉnh Phụng Thiên (nay là thành phố Tân Dân, Thẩm Dương). Hưởng thọ 50 tuổi (tròn 49 tuổi).[2][3]

Liên quan